Những nguyên tắc xây dựng và duy trì thói quen tốt

Nếu bạn đang muốn bỏ thuốc lá, đừng bao giờ để bao thuốc lá trước mặt. Nếu bạn đang muốn tập thói quen ăn uống lành mạnh, đừng trữ nước ngọt và các loại thức ăn nhanh trong tủ lạnh… Hãy nói tạm biệt các cám dỗ và bắt đầu một thói quen tốt với 8 nguyên tắc.

Nếu bạn đang muốn bỏ thuốc lá, đừng bao giờ để bao thuốc lá trước mặt. Nếu bạn đang muốn tập thói quen ăn uống lành mạnh, đừng trữ nước ngọt và các loại thức ăn nhanh trong tủ lạnh… Hãy nói tạm biệt các cám dỗ và bắt đầu một thói quen tốt với 8 nguyên tắc.

1.Biết rõ điều mình muốn.

  Một khi bạn có thể hình dung một cách rõ ràng các thói quen tốt nào mình cần xây dựng; khi đó, việc biến suy nghĩ thành hành động sẽ dễ dàng hơn.

2.So sánh điểm bất lợi và có lợi của thói quen mới.

   Ví dụ, nếu bạn quyết định tập thói quen đi bộ mỗi sáng, lợi ích có được của thói quen này là bạn có thể trở nên khỏe mạnh hơn. Hãy so sánh với điểm bất lợi (giá phải trả) của thói quen mới này, ví dụ, phải thức dậy sớm mỗi sáng. Đánh giá xem “giá phải trả” có tương xứng với việc bạn có được một sức khỏe tốt hay không rồi đưa ra quyết định cuối cùng.

 3.Hãy giữ cam kết.

Khi bạn muốn thay đổi, bạn phải có sự cam kết và lòng quyết tâm. Đừng bao giờ bỏ cuộc khi bạn thất bại một lần; và cũng đừng tự trách mình.  

4. Đi đôi với việc đặt ra các mục tiêu cá nhân phải có phần tự thưởng nếu đạt được mục tiêu đó.

Viết xuống tất cả những mục tiêu bạn muốn phấn đấu ra trên giấy nhỏ và gắn chúng xung quanh mình để tự nhắc nhỏ, ví dụ trong bếp, phòng ngủ, bàn làm việc…Khi bạn đã đạt được một mục tiêu, hãy tự thưởng cho mình. Phần thưởng có thể là xem một bộ phim, mua một chiếc áo đẹp… Phần thưởng là gì cũng được miễn là không vi phạm hoặc nằm trong những điều/thói quen/sở thích mà bạn đang cố gắng từ bỏ (ví dụ, bạn đang muốn giảm cân đừng tự thưởng mình một phần hamburger khi đạt được mục tiêu).
5. Bắt đầu từ từ.

    Nếu bạn có mục tiêu muốn trở nên khỏe hơn hoặc chạy nhanh hơn, trước tiên hãy chọn những bài tập ngắn, tốc độ chậm. Sau đó, mới tăng dần trình độ lên để cơ thể thích ứng một cách phù hợp. Đừng vội leo lên đỉnh cao khi mình chưa đủ sức!
 6.Chú trọng vào tần suất chứ không phải là hiệu suất.
    Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là đi bộ mỗi ngày, thì tốt hơn nên bắt đầu bằng đi bộ chỉ 10 phút nhưng được thực hiện MỖI NGÀY trong vòng một tháng còn hơn là ra sức đi bộ 20 phút chỉ cho hai ngày để rồi sau đó từ bỏ. Một khi bạn đã đi bộ được 10 phút mỗi ngày trong vòng 1 tuần, bạn đã bắt đầu hình thành thói quen tốt. Đây là thời điểm tốt để bạn nên tăng thời gian đi bộ dài ra.
7.Tham khảo ý kiến của bạn bè.
    Đó là lý do tại sao chúng ta cần những người bạn. Họ ở đó là để an ủi và giúp đỡ chúng ta khi cần thiết. Hãy nhờ họ theo dõi các thành tựu của bạn, hoặc hành xử như một nhà trị liệu khi chúng ta gặp sự cố. Là bạn đích thực, họ rất vui lòng đưa ra lời khuyên.
 8.Luôn dành thời gian để xem xét lại cam kết của mình.
   Ban đầu có thể sẽ rất khó khăn để quyết định thay đổi lối sống mòn của bạn. Giả sử, bạn chon tập một thói quen tốt như tập thể dục hoặc từ bỏ một thói quen không lành mạnh như bỏ hút thuốc. Hãy dành mỗi ngày thứ hai trong một tuần để xem xét lại mình đã thực hiện cam kết đó như thế nào; bằng cách này, bạn sẽ có đến 52 cơ hội một năm để có thêm động lực thực hiện sự thay đổi tích cực cho sức khỏe của bạn, cho cuộc sống của bạn.
  .Nếu bạn đang cố gắng để bắt đầu một thói quen tốt, đừng để bị phân tâm bởi những cám dỗ trước mắt. Cụ thể, nếu bạn đang muốn bỏ thuốc lá, đừng bao giờ để bao thuốc lá trêu ngươi trước mặt. Nếu bạn đang muốn tập thói quen ăn uống lành mạnh, hãy loại bỏ những thực phẩm không lành mạnh như nước ngọt, snack, … trong tủ đựng thức ăn hoặc tủ lạnh….

About Team Member

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *